Skip to main content

This is archived content from the U.S. Department of Justice website. The information here may be outdated and links may no longer function. Please contact webmaster@usdoj.gov if you have any questions about the archive site.

Press Release

Bộ Tư Pháp Công Bố Chính Sách Mới Về Việc Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật Chủ Động Trong Việc Tiếp Cận Ngôn Ngữ

Dùng để đăng ngay
Văn phòng Giao tiếp Quần chúng
Bộ Cũng Công Bố Nghị Quyết Về Điều Tra Vấn Đề Tiếp Cận Ngôn Ngữ Đối Với Sở Cảnh Sát Denver

Bộ Tư Pháp công bố việc ban hành chính sách về việc Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật Chủ Động Trong Việc Tiếp Cận Ngôn Ngữ, một nỗ lực trên toàn quốc nhằm hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp sự hỗ trợ có ý nghĩa về ngôn ngữ cho những người có trình độ Anh ngữ hạn chế (Limited English Proficient, LEP).  Chính sách này dựa trên những nỗ lực từ bấy lâu nay của bộ nhằm đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật đều tuân thủ theo những nghĩa vụ về tiếp cận ngôn ngữ của mình. 

“Việc cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật những công cụ cần thiết để đảm bảo sự tiếp cận ngôn ngữ hữu hiệu và có ý nghĩa đẩy mạnh và nâng cao sự an toàn cho những người có trình độ Anh ngữ hạn chế,” Trợ Lý Tổng Chưởng Lý phụ trách Ban Dân Quyền của Bộ Tư Pháp, Bà Kristen Clarke đã nói. “Thông qua Chính Sách này, chúng ta có thể chia sẻ với các cơ quan thực thi pháp luật trên cả nước những phương pháp hay nhất trong vấn đề tiếp cận ngôn ngữ và những thông tin tương tự.”

Chính Sách này sẽ do Bộ Phận Tuân Thủ và Phối Hợp Liên Bang (Federal Coordination and Compliance Section) của Ban Dân Quyền hợp tác với các Văn Phòng Chưởng Lý Hoa Kỳ cùng hướng dẫn thực hiện. Nói một cách cụ thể, Chính Sách này sẽ:

  • Phát triển những nguồn tài nguyên và các công cụ hỗ trợ kỹ thuật có thể trợ giúp những cơ quan thực thi pháp luật địa phương và tiểu bang trong việc nỗ lực cung cấp sự tiếp cận ngôn ngữ có ý nghĩa cho LEP và những cộng đồng thuộc phạm vi thẩm quyền của mỗi cơ quan.
  • Ủng hộ những cơ quan thực thi pháp luật muốn xem lại, cập nhật, và/hoặc củng cố các chính sách, kế hoạch, và chương trình huấn luyện về vấn đề tiếp cận ngôn ngữ của mình.
  • Thúc đẩy sự hợp tác với các Văn Phòng Chưởng Lý Hoa Kỳ để các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện những chương trình huấn luyện trong các cộng đồng trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức về nghĩa vụ trong việc tiếp cận ngôn ngữ và khuyến khích việc áp dụng rộng rãi những phương pháp hay nhất.
  • Thắt chặt quan hệ và sự tương tác giữa bộ với các cơ quan hữu quan và cộng đồng LEP. 

Ngoài việc công bố Chính Sách của ngày hôm nay, Bộ Tư Pháp và Văn Phòng Chưởng Lý Hoa Kỳ Quận Colorado còn công bố thỏa thuận giải quyết cuộc điều tra về những cáo buộc nói rằng Sở Cảnh Sát Denver (Denver Police Department, DPD) có hành vi phân biệt đối xử với những người LEP dựa trên nguồn gốc quốc gia, vi phạm Tiêu Đề VI của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964. Tiêu Đề VI nghiêm cấm sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, và nguồn gốc quốc gia của những người nhận hỗ trợ tài chính của liên bang. 

“Thỏa thuận này với Sở Cảnh Sát Denver sẽ giúp các nhân viên cảnh sát thi hành nhiệm vụ của mình,” Ông Matthew Kirsch, Chưởng Lý Hoa Kỳ tại Quận Colorado, thực thi thẩm quyền được trao chiếu theo mục 515 Bộ Luật Hoa Kỳ 28 (28 U.S.C. §515), đã nói.  “Dù là trong quá trình tiếp cận cộng đồng hay bắt giữ những kẻ bị buộc tội vi phạm pháp luật, sự tiếp cận các dịch vụ ngôn ngữ chuẩn xác luôn sẵn có sẽ giúp các viên chức phục vụ và bảo vệ tất cả các thành viên trong cộng đồng, bất kể trình độ ngôn ngữ của họ.”

Cuộc điều tra DPD của Bộ Tư Pháp khởi đầu sau khi các thành viên trong cộng đồng bày tỏ quan ngại về các biến cố liên quan đến những cư dân LEP nói tiếng Miến Điện và Rohingya sống tại vùng East Colfax thuộc Denver. Cuộc điều tra cho thấy nhiều trường hợp các viên chức của DPD đã không cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ cho những cá nhân LEP hoặc cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ không có hiệu quả hay không phù hợp. Ví dụ, cuộc điều tra phát hiện ra những trường hợp phải trông cậy vào con cái, người trong gia đình và người ngoài để được sự hỗ trợ ngôn ngữ, bao gồm những tình huống mà lẽ ra phải được sự hỗ trợ ngôn ngữ đáng tin cậy và khách quan hơn. 

Theo thỏa thuận dàn xếp này, DPD đồng ý thực hiện một loạt các thay đổi trong chính sách, thủ tục và huấn luyện về tiếp cận ngôn ngữ, bao gồm: 

  • Cập nhật Chính Sách và Kế Hoạch Tiếp Cận Ngôn Ngữ nhằm thiết lập các thủ tục giao tiếp với những người LEP, bao gồm các nhân chứng và nghi can, và nghiêm cấm việc sử dụng con cái, người trong gia đình, hoặc người ngoài để giao tiếp với những người LEP, trừ trường hợp khẩn cấp; 
  • Bổ nhiệm Nhân Viên Điều Phối LEP đầu tiên và thiết lập các Điểm Liên Lạc về Tiếp Cận Ngôn Ngữ (Language Access Points of Contact, LAPCs) tại mỗi quận của DPD; 
  • Huấn luyện tất cả các nhân viên của DPD và những người vừa được tuyển mộ cách nhận biết, giao tiếp với, và ghi chép lại các cuộc trao đổi với những người LEP; và
  • Lập nên một Ủy Ban Tiếp Cận Ngôn Ngữ bao gồm các đối tượng hữu quan đại diện cho lợi ích của cộng đồng LEP.

Những thông tin khác về Ban Dân Quyền được đăng tại trang mạng www.justice.gov/crt và thông tin về trình độ Anh ngữ hạn chế và Tiêu Đề VI được đăng tại www.lep.gov.  Công chúng có thể trình báo những vụ việc có khả năng là hành vi vi phạm dân quyền tại https://civilrights.justice.gov/report/.

 


English

Amharic: አማርኛ

Arabic: العربية

Burmese: မြန်မာဘာသာ

Chinese, Simplified: 简体字

Chinese, Traditional: 簡體字

Farsi: فارسی

French: Français

Karen: ကညီ

Nepali:  नेपाली

Rohingya: Ruáingga  

Russian: Pусский

Somali: Soomaaliga

Spanish: Español

Vietnamese: Tiếng Việt

Đã cập nhật Tháng Hai 6, 2025

Tài liệu đính kèm
Chủ đề
Civil Rights
Thông cáo báo chí số: 22-1385